Hiệu quả từ việc tái chế rơm rạ
09:35 - 02/08/2023
(MTNT) - Hiện nay, nhiều địa phương có tập quán đốt rơm, rạ để cung cấp tro và chất dinh dưỡng cho đất, cũng như tiện cho gieo trồng vụ sau.
Rơm rạ là nguồn chất hữu cơ khổng lồ, chiếm đến 50% trọng lượng của cây lúa, mỗi hecta trồng lúa có 10 - 12 tấn rơm rạ. Nếu không xử lý tốt không những không tận dụng nguồn hữu cơ mà còn gây ô nhiễm môi trường. Với hàng triệu tấn rơm rạ khô mỗi năm, đây là nguồn nguyên liệu quý nếu sử dụng hợp lý làm nguyên liệu đầu vào cho sản xuất nông nghiệp



Tuy nhiên, đốt rơm, rạ lại khiến đất trồng lúa khô cằn, mất nước, mất chất dinh dưỡng và gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến giao thông. Hướng tới mục tiêu xử lý rơm, rạ phục vụ sản xuất nông nghiệp bền vững, tại nhiều tỉnh, thành phố đã xuất hiện ngày càng nhiều mô hình hiệu quả nhằm biến phụ phẩm này thành sản phẩm hữu ích.  


Theo đánh giá của các nhà khoa học, với khoảng 40 triệu tấn rơm rạ sau mỗi vụ thu hoạch, nếu đem xử lý bằng chế phẩm sinh học sẽ thu được khoảng 20 triệu tấn phân hữu cơ, người nông dân không phải bỏ tiền mua phân hóa học (NPK) là 200.000 tấn đạm, 190.000 tấn lân và 460.000 tấn kali, như vậy, sẽ tiết kiệm được gần 11.000 tỷ đồng.


Hoặc là, sử dụng mỗi tấn rơm rạ, bà con có thể trồng nấm, sau khi đã trừ chi phí trong thời gian 15 – 20 ngày có thể lãi từ 500.000 – 700.000 đồng. Bã rơm rạ sau khi trồng nấm có thể chế biến thành phân vi sinh cao cấp. Ngoài ra, bã nấm còn dùng để nuôi trùn, giun đất, lấy trùn, giun nuôi gia cầm, gia súc và tôm, cá.


Để giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí từ việc đốt rơm, rạ, những năm qua, các địa phương đã quan tâm, triển khai nhiều giải pháp nhằm hạn chế, tiến tới đẩy lùi tình trạng đốt rơm, rạ, thường xuyên tổ chức tuyên truyền, vận động, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân tham gia sản xuất nông nghiệp về phương pháp thu gom, xử lý, tái sử dụng rơm, rạ và phụ phẩm cây trồng để làm nguyên liệu sản xuất như trồng nấm, phân vi sinh, hàng mỹ nghệ. Tuy nhiên, trên thực tế, tình trạng đốt rơm, rạ tại các địa phương tuy có giảm nhưng chưa bền vững.


 Theo bà con nếu để rơm, rạ ở ruộng thì vụ mùa nông dân làm đất rất khó, thời gian làm đất ngắn nên rơm, rạ không hoai mục được. Do đó, sau khi thu hoạch lúa bà con thường thu dọn rơm, rạ trên đồng ruộng để phơi khô đốt lấy tro bón cho đất vừa giảm được công xử lý, đồng thời lại tiêu diệt được mầm mống dịch hại.


Nhưng trên thực tế, việc đốt rơm, rạ lợi ít hại nhiều khi mà khói rơm khuếch tán bay mù mịt gây ô nhiễm môi trường, nhất là khi tại nhiều địa phương bị ảnh hưởng do cắt điện luân phiên. Thậm chí, đốt rơm, rạ còn làm mất chất dinh dưỡng của đất, tiêu diệt các loại thiên địch có ích dẫn đến phát sinh nhiều bệnh dịch hại lúa.


Nếu đốt rơm, rạ tại đồng ruộng nhiều lần sẽ làm cho đất bị biến chất và trở nên chai cứng, khô cằn. Để lấy lại cân bằng sinh thái và làm tốt đất, nông dân phải sử dụng một lượng lớn phân bón hóa học, thuốc trừ sâu khiến chi phí sản xuất đội lên. 


Theo Viện Nghiên cứu Lúa gạo quốc tế (IRRI), hiện mỗi năm Việt Nam đốt lãng phí trên 20 triệu tấn rơm rạ, chiếm khoảng 60%. Việc làm này không chỉ lãng phí mà còn gây ô nhiễm môi trường, phát thải khí nhà kính, cản trở giao thông…


Các chất hữu cơ trong rơm rạ trong quá trình đốt sẽ biến thành các chất vô cơ làm cho đồng ruộng bị khô, chai cứng, một lượng lớn nước bị bốc hơi. Quá trình đốt rơm rạ ngoài trời không kiểm soát được lượng dioxid carbon (CO2) cùng với CO, CH4, NO2, SO2, các khí trên đều rất có hại cho sức khỏe con người và làm tăng mức thải khí nhà kính vào bầu khí quyển.


Hiện, lượng khí nhà kính phát thải từ sản xuất lúa gạo của Việt Nam chiếm khoảng 10% lượng khí nhà kính từ lúa gạo toàn cầu. Việc để lại rơm và gốc rạ trên ruộng ngập nước có nguy cơ làm tăng khí nhà kính từ 2 - 3 lần, khí nhà kính có thể giảm thiểu bằng cách làm tơi xốp đất.


Do đó loại bỏ rơm rạ khỏi đồng ruộng sẽ làm giảm lượng phát thải khí nhà kính so với để lại rơm rạ, loại bỏ một phần rơm rạ có thể là một giải pháp tạm thời để giữ chân đất, tạo thêm thu nhập và giảm phát thải. 


Thêm nữa, đốt rơm rạ là một hành động lãng phí tài nguyên. Việt Nam đang sở hữu nguồn “tài nguyên" sinh khối rơm rạ khổng lồ, nhiều tiềm năng nguồn phân bón, chất dinh dưỡng cho đất, nguồn năng lượng tái tạo, nguồn vật liệu trồng nấm và thức ăn chăn nuôi.


Tuy nhiên, trong quản lý đốt rơm rạ còn nhiều thách thức gồm: Diện tích ruộng nhỏ manh mún; thị trường tiêu thụ cho các sản phẩm từ tái sử dụng rơm rạ còn hạn chế; nhận thức của cộng đồng dân cư còn thấp…


Bên cạnh đó, rơm rạ là nguồn chất hữu cơ khổng lồ, chiếm đến 50% trọng lượng của cây lúa, mỗi hecta trồng lúa có 10 - 12 tấn rơm rạ. Nếu không xử lý tốt không những không tận dụng nguồn hữu cơ mà còn gây ô nhiễm môi trường. Với hàng triệu tấn rơm rạ khô mỗi năm, đây là nguồn nguyên liệu quý nếu sử dụng hợp lý làm nguyên liệu đầu vào cho sản xuất nông nghiệp.


Việc người dân đốt rơm, rạ đã diễn ra nhiều năm, lặp đi lặp lại vào mỗi vụ thu hoạch lúa. Dù đã có những biện pháp tuyên truyền người dân không đốt rơm, rạ, vẫn còn những lý do khó giải quyết khiến người dân buộc phải đốt, gây ô nhiễm môi trường và nguy hiểm cho người và phương tiện tham gia giao thông.


Việc đốt rơm rạ sinh ra khí CO - là loại khí rất độc có thể gây chết người, đồng thời gây khói bụi ảnh hưởng đến an toàn giao thông đường bộ, đường không trong khu vực. Ngoài ra, theo các chuyên gia, hàm lượng dinh dưỡng trong tro rơm rạ rất ít nên không có tác dụng cải tạo đất.

Việt Nam đang sở hữu nguồn “tài nguyên" sinh khối rơm rạ khổng lồ, nhiều tiềm năng nguồn phân bón, chất dinh dưỡng cho đất, nguồn năng lượng tái tạo, nguồn vật liệu trồng nấm và thức ăn chăn nuôi



Thành phần hóa học của rơm rạ gồm xenluloza (cellulose)-60%, linhin (lignin)-14%, đạm hữu cơ (protein)- 3,4%, chất béo (lipid)- 1,9%. Nhưng khi rơm rạ bị đốt cháy, thành phần C,H,O sẽ biến thành khí CO2, CO và hơi nước; protein bị phân hủy và biến thành các khí NO2, NO3, SO2…


 Đốt rơm rạ lãng phí tài nguyên, ô nhiễm môi trường - khói bụi, bụi nano từ đốt rơm rạ có khả năng chui sâu vào hệ thống hô hấp, ảnh hưởng đến cả nhân tế bào, có hại cho sức khỏe con người, làm tăng lượng khí “nhà kính” thải vào bầu khí quyển.


Hơn nữa, khói rơm rạ thường có tính cay, làm chảy nước mắt, gây kích thích phản ứng ở họng, làm ho, hắt hơi, thở khò khè, hoặc có cảm giác ngạt thở... dẫn đến những tác động nguy hại đến sức khỏe con người.


Khi đốt rơm rạ ở ngoài đồng, các chất hữu cơ trong rơm rạ và trong đất sẽ biến thành chất vô cơ, nên tro than của rơm rạ cũng chỉ cung cấp được một lượng dinh dưỡng rất nhỏ cho đồng ruộng.


Trong khi việc nung đốt ở nhiệt độ cao sẽ làm cho một lượng nước lớn trong đất bị bốc hơi. việc đốt cháy rơm rạ sẽ khiến cho đất trồng lúa bị khô cằn, mất nước và mất chất dinh dưỡng. Nếu đốt rơm rạ ở đồng ruộng nhiều lần và lâu dài sẽ làm cho đất biến chất và trở nên chai cứng.


Nghị định số 45/2022/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, có hiệu lực thi hành từ ngày 25/8/2022, tại khoản 1 Điều 41 quy định: Phạt tiền từ 2.500.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi đốt ngoài trời phụ phẩm từ cây trồng cạnh khu vực dân cư, sân bay, các tuyến giao thông chính.


 

Long Vui
Thêm bình luận :
Họ và tên
Email

Bài đọc nhiều nhất

Nông dân với chương trình môi trường nông thôn